Thép ống - Thép tấm - Bảng giá seo website - ,Đào tạo seo, Khóa học Seo miễn phí giá seo website tốt nhất HCM. quảng cáo Google Adwords cực ổn định,

công ty seo

chuyên nghiệp
Home » , » Vật đem lại may mắn cho người Nhật

Vật đem lại may mắn cho người Nhật

Maneki Neko: Mèo may mắn
Maneki Neko (kanji: 招き猫, có thể hiểu là Mèo vẫy gọi, chữ 招 âm Hán-Việt là Chiêu, chữ 猫 là Miêu[neko],có thể hiểu là Chiêu tài miêu Maneki Neko) là một loại tượng phổ biến ở Nhật, thường được làm bằng gốm, được cho là mang lại may mắn cho chủ nhân của nó. Đó là hình tượng một chú mèo đang vẫy gọi bằng một chân trước, thường được đặt ở cửa ra vào ở các của hàng, nhà hàng, cửa hàng trò chơi điện tử và các dịch vụ kinh doanh khác. Vài loại tượng Maneki neko điện tử có gắn pin ở bên trong có thể vẫy chân chầm chậm để mời mọc khách.Maneki Neko thường có vài thứ trang trí ở xung quanh cổ. Nó có thể là khăn quàng cổ, nhưng thông dụng nhất vẫn là vòng cổ, chuông và yếm để trang trí. Những thứ trang trí này có nhiều khả năng là bắt chước của trang phục phổ biến cho mèo trong các hộ gia đình giàu có trong thời kỳ Edo.
20121228-catster-maneki-neko-legend-4
maneki_neko_duhochoasen

Maneki Neko thường được làm bằng gốm. Tuy nhiên nó cũng có thể được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau từ nhựa, đến gỗ, giấy bồi cho đến đất sét. Một số tượng Maneki Neko đắt tiền có thể làm bằng vàng. Còn loại chuyển động được đa phần làm từ nhựa.
Daruma: Búp bê may mắn
Đây là biểu tượng may mắn phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau Maneki Neko. Daruma là tên được phiên âm từ chữ Dharma, là một con búp bê làm từ giấy bồi không có tay chân, có râu và ria, trọng tâm nằm ở dưới đế nên không bao giờ bị ngã, người Việt mình hay gọi loại búp bê này là lật đật. Nó được làm mô phỏng theo hình dáng ngồi thiền của Bodhidharma – Bồ Đề Đạt Ma, người đã sáng lập ra Thiền phái trong Phật giáo chính tông và mở rộng từ Trung Quốc rồi phát triển đến Nhật Bản hiện đại.
Vậy thì Daruma tượng trưng cho điều gì mà người ta lại coi trọng nó đến thế?
Vì nó không bao giờ biết ngã là gì, cứ nằm xuống lại bật dậy, nên thông điệp của nó là sự cống hiến hết mình và kiên trì theo đuổi mục tiêu.
Nếu bạn đặt ra một mục tiêu nào đó và quyết tâm thực hiện bằng được, hãy làm theo cách của người Nhật: vào chùa mua một con Daruma, vừa đọc lời cầu ước vừa tô lên con mắt bên phải của nó, rồi đặt ở một nơi thật trang trọng và dễ nhìn thấy nhất, để chứng tỏ bạn sẽ không từ bỏ. Khi đã hoàn thành mục tiêu, bạn tô nốt lên con mắt bên trái, và mang nó đến ngôi chùa trước đó bạn đến vào ngày cuối năm, “hoá vàng” con Daruma để thần linh chứng giám cho sự quyết tâm của mình.
duhochoasen1duhochoasen
Nhưng nếu bạn vẫn chưa xong? Không sao cả, bạn cứ việc đốt Daruma, việc này sẽ giúp bạn thực hiện nguyện vọng hay mục tiêu của mình nhanh hơn! Nnhưng mà nhớ là đốt Daruma giấy thôi nhé, chứ bằng chất liệu khác thì không được đâu nha….vì tiếc lắm .
Hầu như người Nhật nào cũng mua một con Daruma cho mình, bởi ngoài việc mang lại sự  giàu có cho người sở hữu nó, một vụ mùa bội thu cho người nông dân, giúp những người mẹ sinh nở dễ dàng, nó còn bảo vệ những đứa trẻ tránh khỏi bệnh tật nữa. Giống như Bụt ấy nhỉ, giúp mọi người thực hiện tất cả các nguyện vọng. Mà này, bạn nào học Aikido có biết câu nói “Nanakorobi yaoki, jinsei wa kore kara da” (ngã xuống 7 lần, đứng dậy 8 lần, cuộc sống bắt đầu từ bây giờ) không? Câu nói này được ẩn dụ từ hình tượng không-bao-giờ-ngã của Daruma đấy.
Bạn thích Daruma nào? Hime Daruma hay là Daruma có râu? Riêng Ichi, Ichi thích cả hai. Các bạn có biết tại sao không, bởi vì dù là Daruma-san nào thì cũng đều mang ý nghĩa không bao giờ ngã đó mà. Chúc các bạn đọc thân mến của Ichi luôn giữ vững được tinh thần trước những khó khăn của cuộc sống nhé bởi vì, “Nanakorobi yaoki, jinsei wa kore kara da” cơ mà!
Inu-hariko: chú chó may mắn
Inu-hariko, được ghép từ 2 chữ Inu (chó) và Hariko (giấy bồi), có nghĩa là “chú chó giấy bồi” . Đúng như tên gọi của nó, Inuhariko là một chú chó được làm từ hỗn hợp giấy + bột thạch cao, thường được coi là món quà dành cho phụ nữ mang bầu và trẻ em.
duhochoasen3duhochoasen2
Với người Nhật, chó là một con vật có khả năng đe dọa hồ ly, chồn hay yêu mèo vì nó có thể phát hiện ra chúng trong hình dạng con người. Vì thế, ngay từ cuối thời Edo, người ta đã làm những con Inu-hariko nhỏ xíu tặng cho những người phụ nữ có bầu, hoặc để bên cạnh gối trong khi sinh nở với mục đích giúp họ sinh nở dễ dàng và có một đứa con kháu khỉnh, khoẻ mạnh. Sau này, họ cũng làm những Inu-hariko với nhiều kích cỡ khác nhau được trang trí bắt mắt để làm đồ chơi cho trẻ em, và cũng là “lá bùa” giúp chúng tránh khỏi những yêu ma quỷ quái hay những sinh vật nguy hiểm.Inu-hariko là một chú chó mang linh hồn của mèo và chồn, vì thế mặt nó trông không giống những chú chó thật khác mà giống mèo hơn. Hiện nay, Inu-hariko đã trở thành engimono mang lại sự an toàn và may mắn đối với tất cả người Nhật. Vì thế nó cũng được các điện thờ làm để bán đại trà.
Uchide no kozuchi: Chiếc búa may mắn
Uchide no kozuchi”, dịch ra có nghĩa là “chiếc búa nhỏ thần kỳ”, là biểu tượng của sự sung túc và giàu có. Nó bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích “Isshun boushi” – Cậu bé 1 sun. Theo đơn vị của Nhật, 1 sun = 3,03 cm.
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một đôi vợ chồng đã già mà vẫn chưa có một mụn con nào. Bà vợ ngày ngày cầu khấn thần linh cho mình một đứa con. Và cuối cùng bà cũng được toại nguyện, nhưng than ôi, đứa con ấy tuy là con trai nhưng nó chỉ to đúng bằng môt ngón chân út của mẹ. Vì thế nó có tên là Isshunboushi. Nghe đến đoạn này thấy nó giông giống Cậu bé tí hon của anh em Grimm ghê ta . Isshunboushi tuy nhỏ người nhưng rất khoẻ, vì thế bố mẹ nó cũng đỡ vất vả. Một hôm, Isshun mài chiếc kim thành một thanh kiếm và lên chiếc thuyền làm từ cái bát đựng canh đi vào thành phố. Sau khi vào thành phố, cậu tìm đến nhà của vị lãnh chúa giàu có nhất vùng. Cậu muốn được làm người hầu trong lâu đài của ông. Công chúa con vị lãnh chúa nhìn thấy Isshun bé bé xinh xinh nên rất thích, thế là Isshun được ở lại làm người hầu cho công chúa.Một ngày nọ, sau khi đến điện thờ nữ thần Kannon cùng Isshun, trên đường trở về đột nhiên một tên Oni (quái vật 2 sừng tay cầm chuỳ người đen thui trong Momotarou – Cậu bé quả đào á!^^) xuất hiện và bắt công chúa đi. Isshun vô cùng giận dữ, lao vào dùng thanh kiếm nhỏ xíu của mình đâm tới tấp. “Ngươi cũng khỏe đấy thằng nhóc”, Oni nói thế rồi bỏ tọt Isshun vào miệng nuốt chửng. Nhưng cậu không chịu thua, dùng hết sức đấm đá lăn lộn đâm chọc lung tung trong bụng con quái vật. Cho tới khi Oni không chịu được nữa phải ói Isshun ra và bỏ chạy. Trong lúc chạy trốn Oni đã bỏ lại chiếc búa thần. Công chúa nhìn thấy cầm lên và lắc mạnh “Xin hãy cho lớn lên”, thế là Isshunboushi biến thành một chàng trai tuyệt vời và kết hôn với công chúa. Chàng đưa cha mẹ mình về ở trong lâu đài và mọi người cùng sống hạnh phúc với nhau trọn đời.
 duhochoasen5
duhochoasen4
Với các chất liệu khác nhau… Từ những câu chuyện ấy, Uchie no kozuchi đã trở thành 1 engimono của người Nhật, với niềm tin nếu sở hữu nó sẽ có được sự giàu sang sung túc. Người ta thường đến chùa, và khi muốn cầu xin thứ gì đó, họ sẽ lắc cái búa, vừa lắc vừa khấn nữa cơ. Ngày nay, Uchide no kozuchi không còn nằm trong giới hạn phạm vi chùa chiền nữa, mà nó đã được những nghệ nhân tài ba chế tác thành những đồ trang trí trong nhà, đồ trang sức như dây chuyền, hay móc khoá, thậm chí là cả vật dụng hàng ngày như đồ kê đũa..
Hamaya: Cung tên thần may mắn
Hamaya là từ được ghép từ 2 chữ hama và ya. Ya có nghĩa là mũi tên, Tương tự như vậy, trong hamayumi thì yumi có nghĩa là cung tên. Còn Hama, được hiểu theo 2 nghĩa, nghĩa thứ nhất, đây là một từ cổ chỉ cái bia bắn tên hoặc các cuộc thi bắn cung (trong cuộc thi, người ta ném chiếc bia lên trời hoặc lăn chúng trên đất, các thí sinh phải ngắm thật chuẩn để bắn trúng bia chính xác), nghĩa thứ hai có nghĩa là “trừ tà”. Vì vậy, hamaya và hamayumi được hiểu là “mũi tên trừ tà” và “cung tên trừ tà”. Hamaya được làm ra bởi các thầy tu trong các điện thờ Thần giáo và bán vào dịp năm mới hoặc một số dịp khác, có màu trắng và đầu mũi tên được thiết kế đặc biệt. Người ta mua vể để trong nhà với mong muốn một năm mới nhiều may mắn và yên lành. Các Miko trong điện cũng thường mang nó trong các dịp lễ Tết (mời các bạn xem lại bài viết “Khám phá một đền thờ Thần đạo”) với ý nghĩa tượng trưng cho sự thanh tẩy. Nhưng vì sao hamaya lại được coi là vật mang lại may mắn? Lại có một câu chuyện về nó mà Ichi sẽ chia sẻ với các bạn ngay lập tức đây . Khoảng 700 năm về trước, có một con quỷ đã xuất hiện ở lâu đài của hoàng đế. Nó khiến cho ngài bị ốm không thể dậy lo việc triều chính được. Và một dũng sĩ tên Yorimasu Minamoto đã được cử đến hạ yêu quái, ngay từ mũi tên đầu tiên, chàng đã tiêu diệt được con quỷ xấu xa và giúp hoàng đễ khoẻ mạnh trở lại. Tất nhiên sau đó Minamoto đã được hưởng những gì xứng đáng với việc chàng đã làm. Sau câu chuyện đó, người ta tin rằng mũi tên thứ nhất – haya là để tiêu diệt những “con ma đói” trong tâm hồn con người. “Con ma” đó chính là sự cám dỗ, tham vọng, những suy nghĩ xấu xa…Và mũi tên thứ 2 – otoya là để mời gọi hạnh phúc đến với bản thân sau khi đã trở nên trong sạch.
duhochoasen8duhochoasen6duhochoasen7
Website: du hoc Nhat Ban
Ở đâu đào tạo Seo 1 kèm 1 và quảng cáo Google Adwords bền vững?
Floating Vertical Bar With Share Buttons widget

Tải game mobile

Tải game mobile
Game mobile cực hót năm nay

Từ khóa mới

Like us on Facebook
Follow us on Twitter
Recommend us on Google Plus
Subscribe me on RSS
thang may tai hang hcm - may bam go - Đào tạo seo - Dịch vụ seo , Công ty FaceSEO tại HCM chuyên đào tạo & dịch vụ SEO.